Đồng hồ vạn năng là thiết bị không thể thiếu được sử dụng trong các dự án, công trình điện lớn nhỏ. Cung cấp nhiều chức năng đo lường, thiết kế nhỏ gọn, đây được biết đến là bạn đồng hành cũng nhiều kỹ sư, thợ điện.
Đồng hồ vạn năng là gì?
Đồng hồ vạn năng hay còn có tên gọi khác là đồng hồ đo điện, vạn năng kế… Thiết bị này giúp kiểm tra nhanh và đo lường các thông số như đo dòng điện một chiều, dòng xoay chiều (AC/DC), điện áp, điện trở, kiểm tra diode…
Bên cạnh đó, một số loại đồng hồ vạn năng cao cấp cũng có thể đo được điện dung, kiểm tra liên tục hoặc thậm chí là đo nhiệt độ.
Đồng hồ vạn năng được chia làm 2 loại phổ biến là đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng số.
Đồng hồ vạn năng kim: Ra đời từ khá lâu, có tên khác là đồng hồ Vom giúp thực hiện các chức năng cơ bản như cường độ dòng điện, hiệu điện thế hay điện trở. Kết quả sẽ hiển thị bằng kim đồng hồ trên thước hình cung.
Ảnh 1: Đồng hồ vạn năng dạng kim xuất hiện từ khá lâu.
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số: Ngoài các chức năng giống với đồng hồ vạn năng kim, thiết bị đo điện còn có khả năng đo tần số, cuộn cảm, tự cảm, kiểm tra diode và transistor. Với thiết kế màn hình LCD giúp đọc kết quả dễ dàng.
Ảnh 2: Đồng hồ vạn năng điện tử khá phổ biến hiện nay.
Hiện nay, vạn năng kế điện tử được lựa chọn và sử dụng khá nhiều. Với các phân khúc giá cùng nhiều thương hiệu khác nhau giúp kỹ sư, thợ điện có thể dễ dàng sở hữu.
Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng ampe kìm an toàn, độ chính xác cao
So sánh đồng hồ vạn năng và ampe kìm? Nên mua loại nào tốt?
Cấu tạo của đồng hồ vạn năng
Mỗi loại đồng hồ vạn năng sẽ có cấu tạo khác nhau, nhìn chung sẽ bao gồm 3 bộ phận chính sau:
Màn hình hiển thị: Như đã nói ở trên, đồng hồ vạn năng điện tử sẽ hiển thị bằng màn hình LCD, có những model sẽ tích hợp đèn nền giúp quan sát kết quả trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đồng hồ vạn năng cầm tay sử dụng màn hình giống như kim đồng hồ.
Các phím điều khiển: Với đồng hồ vạn năng kim là nút xoay và đồng hồ vạn năng số là phím bấm, có ký hiệu rõ ràng.
Cổng kết nối: Thông thường sẽ có 2 chân là COM và mAVΩ để kết nối với dây đo đi kèm.
Ảnh 3: Cấu tạo của đồng hồ vạn năng điện tử.
Chức năng của đồng hồ vạn năng
Giống như tên gọi của nó, đồng hồ vạn năng có thể thực hiện đo nhiều giá trị khác nhau (phụ thuộc vào từng model).
Những model thông thường sẽ đảm bảo khả năng đo điện áp, điện trở, cường độ dòng điện, kiểm tra liên tục… Những dòng cao cấp của các thương hiệu như Hioki, Kyoritsu hay Sanwa, GW Instek…có thể thực hiện được rất nhiều các phép đo khác nhau như điện áp AC/DC, đo điện trở, điện dụng, đo chu kỳ, tần số, đo tự cảm, đo thông mạch và thậm chí là cả nhiệt độ.
Ảnh 4: Sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp của ắc quy.
Một số cảm biến hay phụ kiện khi gắn thêm vào đồng hồ đo điện cũng giúp đo được các giá trị khác như độ kiềm, độ axit, độ ẩm tương đối hay tốc độ gió…
Ứng dụng của đồng hồ đo điện trong đời sống
Đồng hồ vạn năng được ứng dụng trong rất nhiều các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như lắp ráp, sản xuất, sửa chữa thiết bị máy móc hay sử dụng trong nghiên cứu. Sản phẩm đặc trở thành vật bất ly thân của những ai đang làm trong ngành điện, điện tử.
Ảnh 5: Đồng hồ đo vạn năng cần thiết trong ngành điện, điện tử.
Để đảm bảo các thiết bị, linh kiện điện, điện tử hoạt động trơn tru thì các trị số như dòng điện, điện trở… phải đảm bảo chính xác và phù hợp. Vạn năng kế ra đời hoàn toàn có thể đáp ứng khi cung cấp chức năng đo với dải đo đa dạng.
Hay trong khi kiểm tra, sửa chữa, việc phát hiện lỗi bằng mắt thường hay bằng tay là điều không thể. Sử dụng đồng hồ đo điện giúp đo chỉ số, so sánh và tìm ra chi tiết hỏng hóc nhanh chóng. Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà thợ điện, kỹ thuật viên có thể lựa chọn thiết bị đo điện phù hợp.
Đọc thêm: Nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim? Loại nào tốt nhất?
Ampe kìm là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ ampe
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng đồng hồ vạn năng, người dùng cần tuân thủ những lưu ý sau:
- Chọn đúng thang đo, dải đo, việc đặt nhầm có thể khiến đồng hồ vạn năng hỏng ngay lập tức hoặc cho kết quả không chính xác. Ví dụ, khi thực hiện đo điện áp, tuyệt đối không chọn thang đo điện trở hay dòng điện.
- Cắm que đo đúng vị trí quy định. Que đen cắm với cổng COM và que đỏ cắm vào cổng mAVΩ.
- Khi tiến hành đo, cần đặt đồng hồ đo điện đúng với phương quy định. Nếu đặt sai sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Nếu không sử dụng đồng hồ vạn năng, hãy chuyển mạch về OFF để hạn chế sự hao tổn pin, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
- Chú ý thay pin, cầu trì định kỳ, tuyệt đối không sử dụng 1 pin mới, 1 pin cũ.
- Trong quá trình sử dụng đồng hồ đo điện, cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Ảnh 6: Tuân thủ lưu ý để hạn chế cháy nổ khi dùng đồng hồ vạn năng.
Đồng hồ vạn năng là công cụ đo lường điện được sử dụng phổ biến. Việc phát triển các thương hiệu, model khác nhau cho phép bạn có lựa chọn đa dạng hơn. Nếu đang có nhu cầu sở hữu thiết bị đo chính hãng với mức giá tốt nhất, liên hệ ngay đến Tecostore để được tư vấn.
Bình luận
Danh sách bình luận
{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này
Cảm ơn