Kiến thức sản phẩm

Cách xác định chân và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ vạn năng

Cách xác định chân và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ vạn năng trong tích tắc
Cách xác định chân và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ vạn năng trong tích tắc

Để xác định bóng bán dẫn lưỡng cực NPN hoặc PNP hỏng hay không, đồng hồ vạn năng là công cụ lý tưởng. Với việc tích hợp chức năng kiểm tra bóng bán dẫn cho phép cung cấp kết quả đo chính xác. Trường hợp nếu đồng hồ đo điện không được trang bị tính năng này, bạn có thể sử dụng thang diode để kiểm tra. Dưới đây là cách kiểm tra Transistor bằng đồng hồ vạn năng bạn có thể tham khảo.

Transistor là gì?

Transistor (tranzito) là loại linh kiện bán dẫn chủ động. Linh kiện này được tạo nên bởi 2 lớp bán dẫn điện. Nếu để bán dẫn điện âm nằm giữa 2 bán dẫn dương sẽ tạo nên một PNP Transistor. Trong khi đó, nếu ghép bán dẫn dương nằm giữa 2 bán dẫn âm sẽ tạo nên NPN Transistor.

Hiện nay, Transistor được dùng cho nhiều ứng dụng như tạo dao động, mạch khuếch đại, làm công tắc hay điều khiển tín hiệu…

Transistor là chìa khóa giúp thiết bị điện tử hoạt động

Transistor là chìa khóa giúp thiết bị điện tử hoạt động

Cách xác định chân transistor bằng đồng hồ đo vạn năng

Với những ai mới vào nghề, việc xác định chân của transistor sẽ gặp nhiều khó khăn. Với một chiếc đồng hồ đo điện, bạn sẽ dễ dàng xác định được đâu là chân b-c-e của PNP và NPN.

Đọc thêm:Ampe kìm đo dòng DC nào tốt, giá rẻ nhất hiện nay?

Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện, bạn đã biết?

Cách xác định chân B của transistor

Bước 1: Di chuyển đồng hồ vạn năng đến thang đo điện trở, tầm đo x1.

Bước 2: Thực hiện đo ngẫu nhiên 3 cặp của transistor , sau đó đảo chiều que đo.

Bước 3: Nếu có 2 cặp chân giá trị bằng nhau,  có 1 chân chung tức đó là chân chung đó là B của transistor. Sẽ có các trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Transistor NPN khi que đen của đồng hồ vạn năng đặt ở chân B và que đỏ đặt ở 2 chân còn lại của transistor (2 cặp chân này có giá trị như nhau).
  • Trường hợp 2: Transistor loại PNP khi chân chung xác định được là que đỏ.

Xác định chân trên Transistor lưỡng cực BJT

Xác định chân trên Transistor lưỡng cực BJT

Cách xác định chân C - E của transistor

Để nhận biết 2 chân còn lại của linh kiện bán dẫn chủ động, ta làm như sau:

Bước 1: Di chuyển đồng hồ vạn năng đến thang đo 10x.

Bước 2: Tiến hành đo 2 chân còn lại và đảo chiều que đo. Nếu kim chỉ thị hiển thị giá trị ohm, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Nếu transistor loại NPN thì que đỏ thuộc chân C và que đen là chân E.
  • Trường hợp 2: Transistor loại PNP có nghĩa là que đen chân C và que đo chân E.

Cách kiểm tra Transistor bằng đồng hồ đo điện

Transistor bị hỏng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do độ ẩm, nhiệt độ, do nguồn điện áp tăng cao đột ngột hoặc do chất lượng linh kiện… Sử dụng đồng hồ vạn năng giúp kiểm tra transistor sống hay chết? Với đồng hồ đo kỹ thuật số, ta sử dụng thang đo diode. Nếu là đồng hồ vạn năng kim, hãy di chuyển núm vặn về thang x10K. 

Sử dụng đồng hồ vạn năng xác định tình trạng Transistor

Sử dụng đồng hồ vạn năng xác định tình trạng Transistor

Cách kiểm tra Transistor được thực hiện như sau:

Kiểm tra transistor ngược NPN: Thực hiện kiểm tra tương tự với 2 diode đấu chung Anot. Lấy cực B là điểm chung, đo từ B-C và từ B-E, sao cho que đen đặt ở B. Kim lên tất và các trường hợp khác kim không lên.

Kiểm tra transistor thuận PNP: Tiến hành đo giống như  2 Diode đấu chung cực Katot, lấy cực B là điểm chung, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì giống như đo hai diode thuận chiều. Lúc này, kim lên và các trường hợp khác kim không lên.

Transistor vẫn hoạt động tốt

Transistor vẫn hoạt động tốt

Nếu trái với những gì xảy ra ở trên có nghĩa là Transistor đã hỏng hoặc gặp sự cố, cụ thể như:

  • Nếu đo B -  E hoặc từ B – C thuận chiều mà kim không lên, có nghĩa là transistor đã đứt BE hoặc BC
  • Nếu đo từ B - E hoặc từ B - C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
  • Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

Transistor hỏng hoặc bị chập

Transistor hỏng hoặc bị chập

Hiện nay, đồng hồ vạn năng không chỉ được sử dụng để kiểm tra diode hay kiểm tra transistor bóng bán dẫn. Giống như tên gọi, nó có thể đáp ứng khả năng kiểm tra và chẩn đoán các loại mạch và linh kiện khác nhau. Đồng hồ đo giúp thay thế cho nhiều thiết bị kiểm tra chuyên dụng, đắt tiền.

Đọc thêm:Sự khác biệt của nguồn AC và DC là gì?

Tổng hợp các cách đo dung lượng pin bằng đồng hồ vạn năng

Để sở hữu thiết bị đo hiện đại này, bạn hãy liên hệ với Tecostore – đại lý phân phối, đối tác tin cậy của nhiều hãng lớn trên thế giới như Kaise, GW Instek, Hioki… giúp khách hàng có lựa chọn phù hợp, đáp ứng tốt nhất mục đích công việc. Với chính sách giá minh bạch, chế độ bảo hành dài hạn cùng thái độ phục vụ chuyên nghiệp, chúng tôi tin rằng sẽ làm hài lòng mọi khách hàng khi đến đây.

SHARE

Bình luận


{{ showMessageValidate('SC_NoiDung', 'Bạn vui lòng nhập nội dung bình luận') }}
{{ showMessageValidate('SC_HoTen', 'Bạn vui lòng nhập họ tên') }}

Danh sách bình luận


{{item.RateReview.Avatar}}
{{item.RateReview.HoTen}}
{{item.RateReview.DisplayNgayRateReview}}
{{item.RateReview.NoiDung}}
Khách hàng
Gửi trả lời

{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này

Cảm ơn
{{child.Avatar}}
{{child.HoTen}}Báo xấu
{{child.NoiDung}}
Bài viết liên quan