Kiến thức sản phẩm

Từ A - Z cách sử dụng đồng hồ vạn năng cho anh em kỹ thuật

Từ A - Z cách sử dụng đồng hồ vạn năng cho anh em kỹ thuật
Từ A - Z cách sử dụng đồng hồ vạn năng cho anh em kỹ thuật

Nắm bắt được cách sử dụng đồng hồ vạn năng giúp đảm bảo an toàn cũng như độ chính xác của phép đo. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng chi tiết, giúp bạn dễ dàng vận hành, ứng dụng đa dạng trong kiểm tra, sửa chữa và bảo trì máy móc, linh kiện.

Các bộ phận của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo lường điện tử có thể đo điện áp, dòng điện và điện trở. Ngoài ra, còn kết hợp nhiều chức năng hiện đại khác như đo tần số, thông mạch, kiểm tra liên tục.

  • Khi sử dụng đồng hồ đo điện, bạn có thể:
  • Kiểm tra xem công tắc có hoạt động tốt không?
  • Đo lường dòng điện chạy qua một thiết bị, như đèn LED.
  • Đo điện áp của pin.
  • Kiểm tra xem dây có dẫn điện hay không?

Để sử dụng tốt đồng hồ vạn năng, tránh nhầm lẫn bạn cần nắm chắc các cấu tạo của thiết bị. Thông thường, các loại đồng hồ đo đều bao gồm bộ phận chính sau:

  • Màn hình: đây là nơi các phép đo hiển thị
  • Núm chọn: giúp chọn thang, dải đo
  • Cổng: đây là nơi cắm các đầu dò.

Các bộ phận trên đồng hồ vạn năng

Ảnh 1: Các bộ phận trên đồng hồ vạn năng.

Lưu ý: Luôn kết nối đầu dò đen với cổng COM và đầu dò màu đỏ sẽ được kết nối với cổng VΩmA - cho phép đo dòng điện, điện áp (V) và điện trở (Ω). Ngoài ra, đầu dò màu đỏ cũng có thể sử dụng cho cổng 10A - là cổng đặc biệt được sử dụng khi đo dòng điện lớn (lớn hơn 200mA).

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng chi tiết

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp

Thông thường, cả đồng hồ vạn năng kim và số đều có thể đo được điện áp 1 chiều và điện áp xoay chiều. Ký hiệu V kèm 1 đường thẳng bên cạnh là điện áp một chiều và V với đường lượn sóng có nghĩa là điện áp xoay chiều.

Cách thực hiện đồng hồ vạn năng đo điện áp sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn đến V với đường gợn sóng nếu muốn đo điện áp AC hoặc V kèm đường thẳng nếu đo điện áp DC.
  • Bước 2: Cắm đầu dò màu đen vào COM và đầu dò màu đỏ vào mAVΩ .
  • Bước 3: Để thang đo AC/DC cao hơn điện áp cần đo. Ví dụ, nếu muốn đo AC 220V, hãy để thang ở dải 250V.
  • Bước 4: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng vào 2 điểm muốn đo điện áp. Cần đảm bảo que đỏ ở vị trí cực dương và que đen ở cực âm.
  • Bước 5: Đọc giá trị trên màn hình.

Đồng hồ vạn năng điện tử đo điện áp pin

Ảnh 2: Đồng hồ vạn năng điện tử đo điện áp pin.

Đọc thêm: Đồng hồ vạn năng loại nào tốt? Hioki, Kyoritsu hay GW Instek?

Đồng hồ ampe kìm nào tốt? Mua ở đâu uy tín, chính hãng?

Cách đo điện trở bằng đồng hồ đo vạn năng

Một trong những phép đo cơ bản có thể thực hiện với đồng hồ vạn năng là đo điện trở. Phần Ohm kế của đồng hồ đo được ký hiệu bằng Ω. Thực hiện đo điện trở với các bước sau:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn về thang đo điện trở.
  • Bước 2: Kết nối với với que đo như cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp (cổng COM cắm với que đen và que đỏ cắm với cổng V/Ω).
  • Bước 4: Tiến hành đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở.
  • Bước 5: Điện trở đo được sẽ được hiển thị trên màn hình LCD.

Đo con trở bằng đồng hồ đo điện

Ảnh 3: Thực hiện đo con trở bằng đồng hồ đo điện.

Lưu ý:

  • Nên đo điện trở lặp lại 2 lần để đảm bảo độ chính xác cho phép đo.
  • Cẩn trọng với việc nhầm thang đo. Ví dụ, nếu đo điện trở nhưng chọn thang điện áp hoặc dòng điện sẽ khiến đồng hồ vạn năng hỏng ngay lập tức.
  • Tuyệt đối không đo điện trở khi mạch đang cấp điện, đảm bảo tắt nguồn trước khi đo.

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện

Trên đồng hồ vạn năng hay đồng hồ ampe, thang đo dòng điện sẽ được ký hiệu là A (A~ tương ứng với dòng điện xoay chiều; thang A- là ký hiệu của dòng điện 1 chiều).

Chọn đúng thang đo dòng điện, được ký hiệu bằng chữ A

Ảnh 4: Chọn đúng thang đo dòng điện, được ký hiệu bằng chữ A.

Để đo dòng điện, ta thực hiện với các bước như sau:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn của đồng hồ vạn năng đến thang đo dòng cao nhất.
  • Bước 2: Đặt que đo nối tiếp tải, đảm bảo que đỏ theo chiều dương và que đen theo chiều âm.
  • Bước 3: Tiến hành đặt chuyển mạch của đồng hồ đo điện về thang DCA - 250 mA
  • Bước 4: Tắt nguồn mạch thí nghiệm.
  • Bước 5: Theo chiều dòng điện, hãy kết nối que màu đỏ kết nối với cực dương và màu đen với cực âm. Hãy đảm bảo mắc nối tiếp mạch thí nghiệm.
  • Bước 6: Bật mạch thí nghiệm lên và đọc giá trị trên màn hình.
    Lưu ý: Chỉ đo dòng điện nhỏ hơn giá trị thang đo cho phép.

Hướng dẫn đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng

Tụ điện là linh kiện điện tử đóng vai trò quan trọng trong mạch. Đo tụ giúp đánh giá hệ thống mạch hoạt động ổn định hay không? Dưới đây là cách đo tụ bằng đồng hồ vạn năng số bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn của đồng hồ vạn năng về thang Ohm.
    Lưu ý: Cần đảm bảo xả tụ hoàn toàn trước khi tiến hành đo.
  • Bước 2: Kết nối que đo với chân tụ.
  • Bước 3: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình LCD, sau đó thả qua đo ra.
  • Bước 4: Di chuyển đồng hồ đo điện sang chế độ DCV
  • Bước 5: Tiếp tục kết nối que đo với chân tụ.
  • Bước 6: Xem kết quả hiển thị. Tụ hoạt động tốt nếu giá trị đo gần với giá trị trên nhãn tụ. Ngược lại, nếu giá trị thấp hơn nhiều tức tụ bị hỏng, cần được thay thế bằng linh kiện mới.

Đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng điện tử

Ảnh 5: Đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng điện tử.

Đọc thêm: Ampe kìm có đo được dòng 1 chiều không? Cách đo dòng điện một chiều đơn giản

Giá đồng hồ vạn năng điện tử bao nhiêu? Mua đồng hồ đo điện tử nào tốt? Ở đâu?

Hướng dẫn kiểm tra liên tục bằng đồng hồ đo điện

Đồng hồ vạn năng có thể kiểm tra tính liên tục từ điểm A đến điểm B trong mạch, xem dây có dẫn điện không? Công tắc có còn hoạt động tốt?...

Chức năng kiểm tra tính liên tục thường được biểu thị bằng ký hiệu “sóng âm thanh”. Cách xác định tính liên tục bằng đồng hồ vạn năng được thực hiện như sau:

  • Di chuyển núm xoay để kiểm tra tính liên tục và kết nối các đầu dò qua dây. Nếu dây còn tốt, không bị đứt, đồng hồ đo sẽ báo “tít tít” liên tục. Nếu có vấn đề trong dây dẫn, bạn sẽ không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào.

Ký hiệu kiểm tra liên tục

Ảnh 6 : Cần chọn đúng thang đo khi kiểm tra liên tục.

Kiểm tra tính liên tục về cơ bản là một phép đo điện trở thấp. Nếu điện trở giữa hai điểm rất nhỏ (thường là vài Ohms), thì đó được coi là đã nối điện và bộ rung bắt đầu phát ra âm thanh.

Trên đây là cách sử dụng đồng hồ đo điện đơn giản giúp bạn ứng dụng trong kiểm tra máy móc, linh kiện. Bên cạnh việc sử dụng, hãy lựa chọn cho mình đồng hồ đo chất lượng, chính hãng để đảm bảo tính chính xác cho phép đo.

Tecostore hiện là đơn vị phân phối hàng chục nghìn các sản phẩm thiết bị đo chất lượng, trong đó đồng hồ vạn năng được đông đảo khách hàng lựa chọn, đánh giá cao. Để sở hữu thiết bị đo điện phù hợp, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ!

SHARE

Bình luận


{{ showMessageValidate('SC_NoiDung', 'Bạn vui lòng nhập nội dung bình luận') }}
{{ showMessageValidate('SC_HoTen', 'Bạn vui lòng nhập họ tên') }}

Danh sách bình luận


{{item.RateReview.Avatar}}
{{item.RateReview.HoTen}}
{{item.RateReview.DisplayNgayRateReview}}
{{item.RateReview.NoiDung}}
Khách hàng
Gửi trả lời

{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này

Cảm ơn
{{child.Avatar}}
{{child.HoTen}}Báo xấu
{{child.NoiDung}}
Bài viết liên quan