Panme là một thiết bị đo lường phổ biến có tính ứng dụng cao trong các xưởng cơ khí và gia công. Với độ chính xác cao, nó thường được dùng để đo kích cỡ của các vật thể như đo trong, đo ngoài hay đo độ sâu...Để tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này, sau đây Tecostore sẽ giới thiệu đến bạn các đặc điểm, công dụng đồng thời phân loại các dòng sản phẩm phổ biến hiện nay. Theo dõi bài viết để nhận các thông tin bổ ích bạn nhé!
Thước panme là gì?
Thước panme điện tử với dải đo nhỏ cho độ chính xác cao
Panme là một thiết bị dùng để đo khoảng cách rất nhỏ, thường là chính xác đến 1 /1.000 mm.. Là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí để đo chính xác độ dày của khối, đường kính bên ngoài, bên trong của ống, độ sâu của khe hẹp... Xuất hiện thường xuyên trong các xưởng cơ khí , các viện nghiên cứu về đo lường.
Panme có các lợi thế hơn hẳn thước cặp trong một số trường hợp.
Thước panme có đặc điểm gì?
- Đây là dụng cụ được thiết kế chuyên dụng cho từng loại chuyên biệt: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu vì vậy nên nó có tính vạn năng kém. Và phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm).
- Panme có nhiều cỡ: 0 – 25 mm, 25 – 50 mm, 50 – 75 mm, 75 – 100 mm, 100 – 125 mm, 125 – 150 mm…
- Đơn vị đo lường thường là mm hoặc inch.
- Hãng cung cấp thước panme phổ thông nhất là Insize.
- Có nhiều cấp độ chính xác khác nhau và độ phân giải khác nhau. Hiện nay trên thị trường đã có độ phân giải 4 số lẻ (0,.0001 mm).
Công dụng nổi bật của thước panme so với thước cặp
Với ưu điểm phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng, thiết bị này thường được dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu của piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa , kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan….
Panme có một số ứng dụng nổi bật so với các thiết bị đo lường khác như là: có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao. Bởi khi đo bằng panme ta thấy thân thiết bị và chi tiết cùng nằm trên một đường thẳng do chuyển động quay làm cho panme tịnh tiến (gây ra sai số là rất ít).
Trong khi đó, chi tiết và thân của thước cặp không nằm trên cùng một đường thẳng, ta thấy nó có một khoảng cách nào đó. Đồng thời, thước cặp có khớp trượt (khớp tịnh tiến) nên khả năng gây ra sai số là lớn hơn (do bị dơ, và khe hở này luôn tồn tại không khắc phục được). Ngoài ra khi đo, vật không bị tác dụng lực như thước cặp.
Vì vậy, khi cần đo vật thể có chính xác cao thì nên sử dụng panme sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Thước panme có cấu tạo như thế nào?
Thước panme có cấu tạo khá đơn giản bao gồm những bộ phận sau :
Cấu tạo thước panme
- Mỏ đo (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thân thước chính (sleeve)
- Thân thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Tay cầm (frame)
Tham khảo bài viết HƯỚNG DẪN CHI TIẾT cách đo và cách đọc THƯỚC KẸP, PANME
Thước panme được phân loại như thế nào?
Có rất nhiều cách để phân loại thước panme nhưng chủ yếu dựa vào một vài tiêu chí dưới đây. Tecostore sẽ phân loại và kèm hình minh họa để các bạn đọc có thể dễ hình dung hơn.
Theo tính năng, chúng ta có các loại phổ biến như sau:
Đo ngoài
Thước panme đo ngoài là một dụng cụ được thiết kế đo bên ngoài của vật thể hay còn gọi là đường kính ngoài (OD). Nó có hình dạng và hoạt động khá giống một chiếc kẹp chữ C, có thể mở và đóng bằng cách xoay con vít bên trong. Panme đo ngoài thường được dùng đo dây, các loại hình cầu, trục và dạng khối...Đây cũng là loại thông dụng nhất, nhiều người mới biết tới panme sẽ nghĩ tới hình ảnh của nó trước tiên.
Đo trong
Panme đo trong điện tử Mitutoyo 345
Ngược lại với panme đo ngoài, thước panme đo trong dùng để đo bên trong hoặc đường kính trong của vật thể (ID). Hình dạng của loại này tương tự một chiếc bút, chỉ khác là có một ống chiết để xoay. Nó hay được dùng để đo đường kính lỗ nên nhiều người gọi là panme đo lỗ.
Đo độ sâu
Panme cơ khí đo độ sâu Micromar 45 T
Giống với tên gọi, thước panme đo độ sâu được chế tạo để đo độ sâu của lỗ, khe hoặc rãnh. Nó có chân đế thẳng hàng với đỉnh của lỗ, khe hay rãnh cần đo. Ống chiết là ở trên trục, nhô lên khỏi đế. Khi ống chiết quay, một thanh đo lường đi xuống từ trục. Tiếp tục xoay, cho đến khi thanh đo chạm đáy lỗ, khe hay rãnh đó là bạn có thể tìm được kết quả mình muốn trên thang số đo.
Tiếp đến, với cách chia theo cấu tạo, các loại panme được ưa chuộng nhất sẽ là:
Cơ khí
Với cách phân loại theo cấu tạo, thước panme cơ khí là tên gọi chung để gọi đa số các loại thước panme cầm tay cơ bản, không tích hợp mặt đồng hồ chỉ thị kim hoặc kỹ thuật số. Loại cơ khí yêu cầu người dùng phải biết cách đo và cách đọc kết quả trong quá trình sử dụng. Dù không mang tính hiện đại, nhưng loại panme này rất bền, được các kỹ sư thường xuyên sở hữu.
Điện tử
Thước panme điện tử là một dạng nâng cấp của panme cơ khi tích hợp kỹ thuật số, cho ra một kết quả đo lường nhanh và dễ dàng. Với hệ thống đọc số hiện đại, độ chính xác có thể đến 0.005 inch và 0.001 mm, người dùng còn có thể chuyển đổi giữa đơn vị inch và mm chỉ bằng 1 nút bấm.
Đồng hồ
Panme đồng hồ đo ngoài Feinmess Suhl 0537
Khác so với hai loại trên, panme đồng hồ được tích hợp mặt đồng hồ chỉ thị kim để đọc kết quả đo. Tương tự, dòng sản phẩm này cũng yêu cầu khả năng đọc thông số, nhưng khó đọc hơn panme điện tử. Bù lại, ưu điểm của nó là phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ dùng lại có giá thành mềm mỏng, vừa túi tiền hơn.
Khuyên đọc:
Điểm danh TOP 5 thước panme đa năng, phổ biến nhất trên thị trường
Khuyên chọn panme phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất
Nhìn chung, những điều cơ bản về đặc điểm, công dụng cũng như các loại panme phổ biến hiện nay đã được chúng tôi tóm gọn trong bài viết này. Tìm hiểu kỹ về sản phẩm luôn là việc cần làm khi bạn bắt đầu nảy sinh ý định sắm cho mình một chiếc. Ngoài những thông tin hữu ích trên, bạn có thể liên hệ tới các trang mua sắm thương mại để được tư vấn kỹ lưỡng hơn. Tecostore tự tin là một điểm đến uy tín dành cho bạn. Liên hệ tới số hotline: 0966580080 của Tecostore để nhận những tư vấn kỹ lưỡng, nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí về thước panme nhé!
Bình luận
Danh sách bình luận
{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này
Cảm ơn