Kiểm tra độ cứng Rockwell là hệ thống đo lường tiêu chuẩn công nghiệp được sử dụng để xác định mức độ chống chịu của một vật liệu đối với vật thể khác. Độ cứng được định nghĩa là khả năng chống lại vết lõm vĩnh viễn của vật liệu. Thử nghiệm này được tạo ra để xác định độ cứng và sức mạnh của vật liệu. Sau khi thực hiện kiểm tra độ cứng Rockwell, bạn sẽ có thể hiểu chính xác cách vật liệu của bạn sẽ hoạt động và phản ứng ra sao với các quy trình gia công.
Có rất nhiều phương pháp kiểm tra độ cứng, tuy nhiên kiểm tra độ cứng Rockwell là cách kiểm tra độ cứng phổ biến nhất, được sử dụng trong ngành gia công kim loại ngày nay, do tốc độ và độ chính xác của nó. Thử nghiệm phải được thực hiện với một loại thang đo hoặc máy thử cụ thể, được gọi là thang đo độ cứng Rockwell.
Cách thức hoạt động
Việc kiểm tra độ cứng được thực hiện thông qua một loạt các bài kiểm tra áp suất. Một đầu đo cứng khiến vật liệu bị lõm, thường là đầu kim cương hoặc đầu bi, được ép vào bề mặt vật liệu. Sau một thời gian giữ cụ thể, tải được loại bỏ và đo độ lõm. Điều này được lặp lại với tải nặng hơn, được gọi là tải chính, và sau đó lặp lại lần thứ ba một lần nữa với tải sơ bộ. Sự khác biệt giữa vết lõm ban đầu và cuối cùng được đo, sau đó được chuyển đổi thành số chỉ thị độ cứng và đó là cách tính độ cứng của vật liệu.
Các lực tác dụng thường nằm trong khoảng từ 15 kgf đến 3.000 kgf nhưng thay đổi tùy thuộc vào cách thử nghiệm và loại vật liệu.
Dưới đây là một số hình ảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm.
Hãy cùng xem video dưới đây, một giới thiệu thực tế và dễ hiểu về cách làm việc với thang đo độ cứng Rockwell.
Nếu bạn quan tâm đến việc có được sự hiểu biết đầy đủ và nền tảng toàn diện về phép thử độ cứng Rockwell, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu sâu hơn về Tiêu chuẩn ASTM E18-20 cho Độ cứng Rockwell và Độ cứng bề mặt Rockwell của vật liệu kim loại.
Cách làm tốt nhất
Không thể coi nhẹ độ chính xác mà phép thử này mang lại vì cần có trình độ kỹ thuật cao và sự cẩn thận của người đo để duy trì tính toàn vẹn của phép thử. Người vận hành thang đo độ cứng Rockwell phải tuân theo các phương pháp và thực hành đúng nguyên tắc. Điều này có thể đạt được bằng cách chú ý theo dõi hướng dẫn sử dụng và tự học đúng cách (có thể thực hiện bằng cách xem các hướng dẫn như video đã nêu ở trên).
Một yếu tố chính cần chú ý là đặc tính của vật liệu. Điều quan trọng là vật liệu phải được đảm bảo gá đặt chắc chắn trong quá trình thử nghiệm, vì bất kỳ chuyển động nào cũng sẽ dẫn đến lỗi. Để có hiểu được về quá trình kiểm tinh vi như thế nào, ta xét một điểm trên thang đo Rockwell là 0,002 mm hoặc 0,00008 ”. Vì thế một chuyển động chỉ 0,001” có thể dẫn đến sai số trên 10 điểm Rockwell.
Các yếu tố như loại vật liệu và độ dày sẽ yêu cầu quy cách thử nghiệm khác nhau. Có hơn 30 loại thang đo Rockwell khác nhau với các loại lực kiểm tra và loại chỉ thị riêng biệt. Đảm bảo chọn quy mô phù hợp với nhu cầu ứng dụng của bạn.
Thang đo độ cứng Rockwell
Các thang đo độ cứng Rockwell phổ biến nhất là B và C, tuy nhiên, có vô số thang đo thay thế. Hãy xem biểu đồ này để hiểu rõ hơn về thang đo độ cứng Rockwell sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.
(Tôi giữ nguyên bảng tiêu chuẩn tiếng Anh - vẫn rất dễ hiểu và quen thuộc với tên các loại vật liệu)
Máy đo độ cứng Rockwell là một khoản đầu tư yêu cầu chi phí chênh lệch khá lớn tuỳ theo yêu cầu chính xác, vì vậy ta cần hiểu rõ mong muốn đo kiểm trước khi thực hiện mua sắm.
Dưới đây là một số loại máy đo độ cứng tiêu chuẩn thường được sử dụng:
Loại máy đo kiểm Rockwell đa năng hiện đại
Loại máy đo kiểm Rockwell thông dụng - chi phí rất phải chăng
Máy đo độ cứng Rockwell điện tử tự động Insize ISH-MR150
Loại máy đo độ cứng cầm tay
Loại gá từ tính - chuyên dùng cho thép tấm, đường ống, trục, khuôn mẫu, vật rèn lớn
Máy đo độ cứng Rockwell điện tử loại lực từ Insize ISHR-D121
Bình luận
Danh sách bình luận
{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này
Cảm ơn