Kiến thức sản phẩm

Cách đo tần số bằng ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG và những lưu ý cần biết

Cách đo tần số bằng đồng hồ vạn năng? Các dụng cụ đo tần số khác và lưu ý cần biết
Cách đo tần số bằng đồng hồ vạn năng? Các dụng cụ đo tần số khác và lưu ý cần biết

Khi thực hiện bảo trì hoặc di chuyển thiết bị đến khu vực có nguồn điện khác, bạn cần xác định tần số sử dụng để tránh gây hỏng hóc. Sử dụng đồng hồ vạn năng đo tần số là phương pháp đơn giản, được đánh giá cao nhờ độ chính xác và dễ dàng sử dụng.

Tại sao cần đo tần số?

Tần số thực chất là một dạng sóng, được ứng dụng tại nhiều ngành công nghiệp, viễn thông, truyền thông…

Đo tần số đặc biệt quan trọng bởi các mạch và máy móc được thiết kế để hoạt động với các tần số cụ thể. Tần số lớn, động cơ hoạt động càng mạnh và ngược lại. Thông thường, động cơ xoay chiều sẽ hoạt động ở mức tần số 60Hz.

Tần số

Ảnh 1: Các mạch và máy móc hoạt động dựa trên tần số.

Các dụng cụ đo tần số chính xác cao

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị được sử dụng để đo tần số, dưới đây là một số loại được ưa chuộng bởi mức giá thành tốt, cho độ chính xác cao:

Đồng hồ vạn năng điện tử

Đồng hồ đo điện tử cho phép đo tần số, kết quả hiển thị trên màn hình LCD. Kết quả được hiển thị dưới dạng số, do đó đảm bảo độ chính xác cao, hạn chế sai số. Bên cạnh tần số, hầu hết đồng hồ vạn năng đều đáp ứng khả năng đo dòng điện, điện áp và điện trở, thông mạch…

Đồng hồ vạn năng đo tần số

Ảnh 2: Đồng hồ vạn năng đo tần số chính xác.

Máy phân tích chất lượng điện

Máy phân tích chất lượng điện năng được sử dụng để đo điện áp, dòng điện, công suất với độ chính xác cao. Ngoài ra, thiết bị cũng có khả năng kiểm tra, xác định các thành phần tần số cơ bản chi phối đầu ra biến tần và sóng hài như tần số sóng mang.

máy phân tích chất lượng điện xác định tần số

Ảnh 3: Đo tần số sử dụng máy phân tích chất lượng điện năng

Đọc thêm:Các loại bộ nguồn AC-DC phổ biến nên chọn? Địa chỉ mua bộ nguồn uy tín

True RMS là gì? Các loại máy đo có True RMS không thể bỏ qua

Máy hiện sóng

Máy hiện sóng giúp quan sát các dạng sóng tần số, đo điện áp. Bên cạnh đó, người ta cũng dùng máy đo điện này kiểm tra các thông số như dòng điện và điện áp, chu kỳ, độ rộng xung…Kết quả đo được hiển thị dưới dạng đồ thị, giúp kỹ thuật viên thuận tiện trong phân tích để tìm ra tín hiệu bất thường.

Máy hiện sóng

Ảnh 4: Máy hiện sóng đo tần số, được hiển thị dưới dạng đồ thị.

Cách đo tần số trên đồng hồ vạn năng

Đồng hồ đo điện tử là thiết bị phổ biến, dễ dàng sử dụng, ứng dụng cho nhiều mục đích cơ bản đến chuyên nghiệp. Do đó, bạn có thể lựa chọn để xác định giá trị tần số. Dưới đây là cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo tần số bạn có thể áp dụng:

Bước 1: Chọn “Hz” bằng cách ấn công tắc chức năng hoặc di chuyển núm xoay.

DMM đo tần số

Ảnh 5: Chọn chức năng đo Hz và tiến hành kiểm tra.

Bước 2: Cắm dây que đo màu đen vào giắc cắm COM. Sau đó, kết nối dây dẫn màu đỏ vào giắc VΩ.

Bước 3: Kết nối đầu que đo với mạch điện cần kiểm tra.

Bước 4: Đọc kết quả đo trên màn hình. Ký hiệu Hz sẽ xuất hiện ở bên phải của giá trị đo.

Phương pháp trên áp dụng cho những model tích hợp chức năng đo tần số. Trong trường hợp sử dụng đồng hồ vạn năng giá rẻ, không được trang bị tính năng này, bạn nên làm gì? Hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Di chuyển núm vặn sang chức năng đo điện áp xoay chiều (ACV), ký hiệu là VAC hoặc V ~. Nếu điện áp trong mạch không xác định, hãy chọn dải điện áp tối đa.

đo tần số bằng đồng hồ vạn năng

Ảnh 6: Có thể sử dụng chức năng ACV trên đồng hồ đo điện để đo tần số.

Bước 2: Cắm dây dẫn màu đen vào giắc cắm COM và màu đỏ vào giắc VΩ.

Bước 3: Kết nối dây dẫn với mạch. Vị trí của các đầu dây dẫn tùy chọn. Khi kết thúc phép đo, đưa dây dẫn ra theo theo thứ tự ngược lại: que đỏ trước, que đen sau.

Bước 4: Đọc kết quả điện áp trên màn hình LCD. Khi đồng hồ vạn năng vẫn được kết nối với mạch, nhấn nút Hz.

Bước 5: Biểu tượng Hz sẽ xuất hiện trên màn hình ở bên phải phép đo, ta thu được giá trị tần số.

Lưu ý khi đo tần số bằng đồng hồ đo điện

Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số giúp dễ dàng đo tần số, nhưng trong khi sử dụng cần tuân thủ các lưu ý để phòng ngừa, tránh xảy ra sự cố về người và thiết bị:

  • Thứ nhất, hãy chắc chắn rằng bạn chọn chức năng đo đo tần số (Hz) trước khi đặt dây dẫn tiếp xúc với bất kỳ mạch điện nào, điều này giúp tránh hư hỏng thiết bị.
  • Thứ hai, đo tần số làm dòng điện chạy qua. Do đó, hãy thận trọng với nguy cơ điện giật bởi ổ cắm điện gia đình cũng có điện áp 100 V hoặc 200 V.
  • Thứ ba, nếu tín hiệu đầu vào bị méo tần số sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Sử dụng bộ lọc thông thấp giúp tín hiệu được lọc khỏi nhiễu.
  • Thứ tư, trước khi đo cần phải biết phạm vi của đồng hồ đo điện và tần số gần nhất của tín hiệu đầu vào.

lưu ý khi đo tần số bằng đồng hồ vạn năng

Ảnh 7: Cần tuân thủ những lưu ý khi đo tần số để đảm bảo an toàn.

Đọc thêm:Bật mí 5 kinh nghiệm mua đồng hồ vạn năng tốt, giá rẻ

Cách nhận biết hư hỏng và sửa lốc điều hòa bằng đồng hồ vạn năng và ampe kìm

Có nhiều lý do bạn cần phải đo tần số, chẳng hạn như thực hiện bảo trì hoặc di chuyển thiết bị đến khu vực có tần số nguồn điện khác. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần đồng hồ vạn năng hoặc dụng cụ đo tần số khác kiểm tra, xác định. Tuy nhiên, đồng hồ đo vẫn được đánh giá cao bởi thân thiện với người dùng, dễ sử dụng ngay cả với người mới bắt đầu.

Nếu đang muốn sở hữu đồng hồ đo điện với khả năng đo tần số chính xác, hãy liên hệ với Tecostore, chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ để bạn sở hữu sản phẩm, dịch vụ hài lòng nhất!

SHARE

Bình luận


{{ showMessageValidate('SC_NoiDung', 'Bạn vui lòng nhập nội dung bình luận') }}
{{ showMessageValidate('SC_HoTen', 'Bạn vui lòng nhập họ tên') }}

Danh sách bình luận


{{item.RateReview.Avatar}}
{{item.RateReview.HoTen}}
{{item.RateReview.DisplayNgayRateReview}}
{{item.RateReview.NoiDung}}
Khách hàng
Gửi trả lời

{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này

Cảm ơn
{{child.Avatar}}
{{child.HoTen}}Báo xấu
{{child.NoiDung}}
Bài viết liên quan