Kiến thức sản phẩm

Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim và DMM

Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim và DMM
Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim và DMM

Đồng hồ đo là thiết bị cần thiết đáp ứng các công việc kiểm tra, sửa chữa điện, điện tử. Tuy nhiên, nếu chưa biết đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để thực hiện đúng cách, an toàn, chính xác cao.

Đo dòng một chiều bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử hoặc đồng hồ chỉ thị kim. Tuy nhiên, hãy chắc chắn thiết bị đo được trang bị tính năng này.

Đo dòng điện một chiều bằng đồng hồ vạn năng số

Đồng hồ vạn năng số hiện nay đa phần đều được trang bị tính năng đo dòng điện DC ngay cả những thiết bị thuộc phân khúc giá rẻ, do đó hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của phần đông anh em thợ điện. 

Sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số đo dòng điện.
Sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số đo dòng điện

Cách đo cường độ dòng điện 1 chiều bằng DMM được khá đơn giản, hãy tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Di chuyển núm vặn đến thang đo dòng, được ký hiệu là A~. Nếu chưa xác định được khoảng giá trị đo bao nhiêu, hãy chọn mức cao nhất.

Bước 2: Trên thân đồng hồ điện tử, nhấn Select để chuyển đổi chế độ đo dòng AC hoặc DC. Nếu đo dòng điện 1 chiều, hãy chọn DC.

Bước 3: Ngắt mạch cần đo.

Bước 4: Thực hiện kết nối que đo với đồng hồ đo, que màu đỏ cắm vào ổ chân A và que màu đen cắm với chân COM.

Chọn chức năng đo dòng 1 chiều và kết nối đồng hồ đo với que đo
Chọn chức năng đo dòng 1 chiều và kết nối đồng hồ đo với que đo

Bước 5: Mở nguồn điện của mạch cần đo. Sau đó, thực hiện phép đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng.

Bước 6: Quan sát kết quả hiển thị trên màn hình. Trường hợp giá trị nhỏ ở mức mA hãy chuyển về thang đo về A và kết nối que đỏ với cổng μAmA để đảm bảo độ chính xác cao.

Đọc thêm:
Tổng hợp các lỗi và cách sửa đồng hồ ampe kìm ngay tại nhà
Hướng dẫn cách đo thông mạch bằng ampe kìm chỉ với 3 bước đơn giản

Đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim

Trên đồng hồ vạn năng kim (VOM) chia thang đo với các giá trị như 150mA, 15mA, 1.5mA, 150µA, điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện.

Bước 1: Kết nối đồng hồ vạn năng chỉ thị kim với que đo. Que đỏ vào cổng dương (+) và que đo với cổng âm (-).

Bước 2: Di chuyển núm vặn đến thang đo dòng điện 1 chiều, được ký hiệu là DCA trên thân thiết bị đo.

Bước 3: Sau khi chọn thang đo, người dùng cần tiến hành chọn dải đo. Hãy chọn dải gần nhất nếu đã xác định được giá trị dòng điện. Ví dụ, bạn đo dòng 0,1A, hãy chọn thang với mức 0,3A để đảm bảo độ chính xác.

Trường hợp bạn chưa xác định được giá trị dòng 1 chiều, hãy chọn thang đo ở mức cao nhất.

Đồng hồ vạn năng kim dễ dàng xác định giá trị dòng điện 1 chiều
Đồng hồ vạn năng kim dễ dàng xác định giá trị dòng điện 1 chiều

Bước 4: Tiến hành ngắt nguồn điện trên mạch.

Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo, cần đảm bảo các que được kết nối đúng cực, đúng chiều và đồng hồ đo điện nối tiếp với mạch.

Bước 6: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình chia độ. Giá trị đo dòng 1 chiều sẽ được tính như cách đo điện áp DC bằng đồng hồ vạn năng. Công thức tính như sau:

Giá trị thực = (số chỉ thị trên màn hình x thang đo) : giá trị max trên cung chia độ.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện DC

Đo dòng điện hay đo điện áp là điều cần thiết trong kiểm tra, sửa chữa và bảo trì thiết bị điện, điện tử, điện lạnh. Trường hợp muốn đo dòng DC, bạn có thể lựa chọn ampe kìm, đồng hồ vạn năng hoặc các thiết bị đo điện chuyên dụng khác như máy đo dòng điện…

<a

Cần tuân thủ những lưu ý khi đo dòng 1 chiều để đảm bảo an toàn
Cần tuân thủ những lưu ý khi đo dòng 1 chiều để đảm bảo an toàn

Mỗi thiết bị sẽ có cách thức hoạt động khác nhau, do đó bạn cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng để đảm bảo an toàn. Với đồng hồ vạn năng, khi thực hiện đo dòng điện 1 chiều hay dòng điện xoay chiều cần tuân thủ nguyên tắc:

  • Cần chọn đúng thang đo và dải đo để tránh sai số. Hiện nay, một số đồng hồ vạn năng cao cấp được trang bị tính năng chọn thang đo tự động, trong khi đó đây là hạn chế của đồng hồ Vom, vì vậy hãy cẩn trọng khi sử dụng.
  • Que đo cần đảm bảo kết nối chắc chắn với mạch thí nghiệm để tránh tình trạng chập chờn, ảnh hưởng đến thiết bị cũng như người thực hiện.
  • Rất nhiều trường hợp khi đo dòng điện nhưng chọn thang đo điện áp. Điều này có thể khiến cháy nổ hoặc hỏng đồng hồ đo ngay lập tức.

Đọc thêm:
Bật mí các mẫu đồng hồ vạn năng kim tốt nhất hiện nay
Bộ nguồn AC/DC là gì? Cách hoạt động như thế nào?

Cùng với đồng hồ ampe, đồng hồ vạn năng được đánh giá là công cụ lý tưởng để đo dòng điện. Hiện có rất nhiều loại đồng hồ đo dòng điện khác nhau, do đó cần nghiên cứu kỹ để chọn được thiết bị phù hợp. Một số gợi ý bạn có thể cân nhắc lựa chọn như đồng hồ vạn năng kim Sanwa YX-360TRF, Hioki DT4256, Kyoritsu 1061, Kaise KU-2600…Những model này đảm bảo cả về tính năng và giá cả phù hợp với mọi khách hàng.

Tecostore với nhiều năm hoạt động, chuyên cung cấp các loại thiết bị đo điện nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan… mang đến cho khách hàng lựa chọn đa dạng, Liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0966580080 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

SHARE

Bình luận


{{ showMessageValidate('SC_NoiDung', 'Bạn vui lòng nhập nội dung bình luận') }}
{{ showMessageValidate('SC_HoTen', 'Bạn vui lòng nhập họ tên') }}

Danh sách bình luận


{{item.RateReview.Avatar}}
{{item.RateReview.HoTen}}
{{item.RateReview.DisplayNgayRateReview}}
{{item.RateReview.NoiDung}}
Khách hàng
Gửi trả lời

{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này

Cảm ơn
{{child.Avatar}}
{{child.HoTen}}Báo xấu
{{child.NoiDung}}
Bài viết liên quan