Thước cặp (thước kẹp) cơ khí là một trong những dụng cụ đo lường cơ bản và vô cùng thông dụng trong các xưởng gia công cơ khí hoặc các nhà máy sản xuất phụ tùng. Tuy sở hữu ngoại hình và chức năng khá cơ bản, nhưng đây là một món đồ phù hợp với những ai không đòi hỏi quá nhiều tính năng cũng như không sẵn sàng chi trả số tiền lớn để mua thước cặp. Vậy trước khi chọn mua 1 chiếc thước cặp cơ khí hãy cùng Tecostore tìm hiểu các câu hỏi cơ bản sau nhé: Thước cặp cơ khí là gì? Cấu tạo thước cặp cơ khí? Cách sử dụng thước cặp cơ khí?...
Xem thêm các thông tin thú vị về thước cặp đồng hồ và thước cặp điện tử:
- Thước cặp điện tử là gì? Cẩm nang hữu dụng về thước cặp điện tử
- Thước cặp đồng hồ là gì? 6 kiến thức căn bản nên biết về thước cặp đồng hồ
- [TƯ VẤN] Chọn mua thước kẹp - thước cặp phù hợp với nhu cầu sử dụng
Thước cặp hay thước kẹp là một thiết bị được sử dụng để đo khoảng cách chính xác giữa hai mặt đối diện của một vật thể. Thước cặp cơ khí (thước cặp Vernier) là loại thước cặp truyền thống, sử dụng thang đo tuyến tính để thể hiện kết quả đo với độ chính xác cao, lên tới phần mười milimet. Kết quả đo cuối cùng là sự kết hợp giữa kết quả đo trên thước chính và kết quả đo trên thước phụ.
Thước kẹp cơ khí sử dụng thang đo tuyến tính để thể hiện kết quả đo với độ chính xác cao
Cấu tạo của thước cặp cơ khí
Các bộ phận chính của thước cặp
- Mỏ đo ngoài: dùng để đo đường kính ngoài hoặc chiều rộng của vật
- Mỏ đo trong: dùng để đo đường kính trong của vật
- Đầu/que dò sâu: dùng để đo độ sâu của vật hoặc lỗ
- Thước chính: thang đo được đánh dấu mỗi mm hoặc các phần nhỏ của inch
- Thước phụ: cho phép đo nội suy đến 0,1 mm, các phần nhỏ của inch, hoặc tốt hơn
- Thanh trượt có gắn du xích: được sử dụng để chặn phần di động, cho phép di chuyển thước đo dễ dàng và chính xác
Các bộ phận chính của thước cặp cơ khí
Cách sử dụng thước cặp cơ khí
Bước 1: Đóng thước cặp cơ khí hết cỡ sao cho các mỏ đo tiếp xúc với nhau và không có ánh sáng lọt qua khe mỏ đo. Nếu có ánh sáng lọt qua, cần kiểm tra mỏ đo và làm sạch các mảnh kim loại trên mỏ đo, hoặc làm sạch toàn bộ thước cặp.
Bước 2: Làm sạch vật cần đo, đảm bảo không có dầu hay bụi để đạt kết quả đo chính xác nhất.
Bước 3: Xác định phía của mỏ đo cần sử dụng (bên trong hoặc bên ngoài) dựa trên giá trị cần đo. Mỏ đo chính được sử dụng cho độ dày, chiều dài, chiều rộng, còn mỏ đo phụ được sử dụng cho các khoảng trống và lỗ.
Bước 4: Mở mỏ đo ra để đo. Đảm bảo mỏ đo tiếp xúc vừa đủ với vật cần đo. Vặn vít khóa để khóa vị trí thước.
Bước 5: Lấy giá trị đo chính bằng cách tìm giá trị trên thước chính gần nhất về phía bên trái vạch 0 của thước phụ. Sau đó nhìn vào thước phụ, tìm vạch thước phụ thẳng với vạch thước chính nhất xem đó là vạch thứ mấy của thước phụ, rồi nhân nó với 0.1mm để có giá trị đo phụ. Sau đó cộng hai giá trị đo lại để được giá trị đo cuối cùng.
Sử dụng thước cặp cơ khí
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thước cặp cơ khí
- Vệ sinh thước trước khi đo: trước khi sử dụng thước cặp đồng hồ, cần loại bỏ triệt để dầu, bụi bẩn trên toàn bộ bề mặt của thước.
- Hiệu chuẩn kim đồng hồ: trước khi thực hiện phép đo, cần làm sạch mỏ đo, đóng khít thước sao cho mỏ đo tiếp xúc chặt với nhau và kiểm tra đảm bảo kim đồng hồ chỉ về vạch 0. Các vạch 0 trên thước chính và thước phụ cần thẳng hàng với nhau.
- Trong quá trình sử dụng: kẹp mỏ đo tiếp xúc vừa đủ vào phôi. Ngăn chặn không cho bụi bẩn chui vào rãnh thước. Nếu không, rãnh thước và bánh răng có thể bị hư hại nghiêm trọng, dẫn đến xuất hiện sai số đo và hiệu chuẩn vạch 0 không còn chính xác.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng thước cặp cơ khí
Lỗi đọc sai do vị trí đặt mắt
Lỗi thường gặp nhất khi sử dụng thước cặp cơ khí để đo kích thước vật thể là người sử dụng thước đặt mắt đọc thước ở sai vị trí, làm cho vạch đo cần xét đứng ở một vị trí khác so với thực tế, khiến cho người đo đọc sai giá trị kết quả đo. Để tránh sai số khi đọc kết quả đo từ thước cặp cơ khí, người sử dụng thước cần đặt mắt sao cho hướng nhìn vuông góc với bề mặt thước tại vạch thước cần xác định. Đặt mắt ở góc lớn hơn hay nhỏ hơn 90 độ đều sẽ làm sai lệch kết quả đo.
Đọc sai đơn vị đo trên thước
Khi sử dụng thước cặp cơ khí để thực hiện phép đo, cần lưu ý tất cả các phép đọc thước đều sử dụng cùng một hệ thống đơn vị. Ví dụ: hệ thống MKS sử dụng đơn vị mét, kilôgam và giây để đo chiều dài, trọng lượng và thời gian. Một hệ thống khác được sử dụng phổ biến là hệ thống CGS sử dụng các đơn vị xăngtimét, gam và giây. Nếu phép đo nào được thực hiện với một đơn vị trong hệ thống đơn vị khác, kết quả đo cần được chuyển đổi sang đơn vị thích hợp trước khi được sử dụng trong các tính toán sau này.
Lực kẹp đối tượng đo
Khi kẹp đối tượng cần đo, nên tránh sử dụng lực quá mạnh vào hàm của thước cặp cơ khí. Đối tượng đo phải luôn được kẹp nhẹ nhàng giữa các hàm. Điều này cực kì quan trọng và cần được chú ý, kiểm tra lại khi đo các đối tượng dễ bị biến dạng, ví dụ như dây dẫn.
Cách bảo quản thước cặp cơ khí
Thước cặp đồng hồ là một dụng cụ đo lường chính xác, vì vậy cần tránh các lỗi phổ biến có thể làm hỏng thước hoặc làm lệch hiệu chuẩn thước.
- Bề mặt của vật được đo cần được làm sạch và làm khô bằng vải thấm dầu làm sạch.
- Các mỏ đo của thước nên được mở ra một chút và bề mặt bên trong của chúng nên được làm sạch và làm khô bằng vải nhẹ nhàng.
- Nới lỏng vít khóa của thước và đảm bảo không có ma sát giữa các thước khi di chuyển mỏ đo của thước đo cơ khí.
Các loại thước cặp cơ khí tốt nhất hiện nay?
Hiện trên thị trường đang có các mẫu thước cặp cơ khí uy tín và bán chạy sau mà các bạn nên tham khảo.
Khuyên đọc: TOP 10 thước kẹp điện tử tốt nhất trên thị trường hiện nay
Các bạn hoàn toàn có thể tìm được các mẫu thước cặp trên tại gian hàng online của Tecostore. Chúng tôi hiện đang phân phối chính hãng đến hơn 100+ loại thước kẹp đa dạng đến từ các hãng uy tín hàng đầu như Mahr của Đức hay hãng chất lượng cao Insize của Trung Quốc.
Để nhận được những tư vấn kỹ lưỡng, nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí về thước kẹp, hãy gọi ngay đến số hotline 0966580080 của Tecostore nhé!
Bình luận
Danh sách bình luận
{{item.RateReview.Thanks}} người đã cảm ơn nhận xét này
Cảm ơn