Máy đo điện trở
Ohmmeter thuộc nhóm thiết bị kiểm tra điện tử, cụ thể là kiểm tra điện trở mạch. Dưới góc độ của một người dùng thông thường, chúng ta cần nắm được các thông tin như khái niệm hoạt động resistance meter, phân loại chúng và ứng dụng chúng thế nào... mới có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc. Hãy cùng xem bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về máy đo điện trở bạn nhé!
Máy đo điện trở - Ohmmeter là gì?
Thực chất, Ohm (ôm) kí hiệu Ω là đơn vị của điện trở. Nói cách khác Ohmmeter - Ôm kế là một thiết bị điện dùng để tính toán điện trở của một mạch. Mà trong đó, điện trở là phép tính mức độ mà một vật thể chống lại cho phép dòng điện chạy qua nó. Máy đo điện trở, resistance meter, có dạng cơ (ohmmeter analog) và phổ biến hơn là dạng điện tử.
Khả năng đo của một thiết bị đo điện trở ohmmeter
Thực tế, các loại ôm kế (ohmmeter types) khác nhau được chia dựa trên khả năng đo của chúng, bao gồm micro, mega và mili-ohmmeters.
- Micro-ohmmeter : Thực hiện các phép đo điện trở rất thấp với độ chính xác cao tại dòng điện thử nghiệm cụ thể và ohmmeter này được sử dụng trong các ứng dụng liên kết (đo điện trở suất của đất).
- Mili-ohmmeter: Là dạng đo các điện trở thông thường.
- Megohmmeter (megaohm): dùng để đo các giá trị lớn của điện trở, chẳng hạn như độ cách điện của khối điện môi (đo điện trở cách điện).
Ôm kế dùng để làm gì ? Ứng dụng của ohmmeter
Như đã đề cập trong phần định nghĩa, m ôm dùng để đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất. Một resistor meter sở hữu các chức năng cụ thể như sau:
- Đồng hồ đo điện trở giúp đảm bảo tính liên tục của mạch, có nghĩa nếu xảy ra một dòng điện quá lớn qua mạch thì mạch sẽ bị tách ra.
- Thiết bị đo điện trở được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm điện tử kỹ thuật với nhiệm vụ kiểm tra các thành phần cũng như linh kiện điện tử.
- Ngoài ra, các ohmmeter can be calibrated using sử dụng cho các vi mạch nhỏ để gỡ lỗi như PCB hoặc trong các thiết bị nhạy cảm.
Máy đo điện trở đất
Máy đo điện trở tiếp địa hay máy đo điện trở nối đất là loại thiết bị có chức năng đo điện trở suất của đất, phục vụ cho các nghiên cứu nước ngầm; khảo sát địa chất để xây dựng đường, đường ống. Đặc biệt, thiết bị đo điện trở tiếp đất được dùng nhiều trong lĩnh vực phòng chống sạt lở, chống sét. Bằng cách đo điện trở tiếp xúc, các kỹ sư sẽ kiểm tra đồng thời khả năng phóng và truyền điện (sét) của hệ thống chống sét. Nhờ thiết bị đo điện trở chống sét (hay máy đo điện trở chống sét), hệ thống mới được kiểm tra thường xuyên khả năng hoạt động của nó ở mức tốt, đảm bảo an toàn tối thiểu cho con người làm việc và lao động tại nhiều khu vực khác nhau.
Quy định về đo điện trở đất
Theo thông tư hiện hành, máy đo điện trở tiếp đất sẽ dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756 : 1989 QUY PHẠM NỐI ĐẤT VỠ NỐI KHÔNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN, chính là tiêu chuẩn áp dụng cho công cuộc đo điện trở tiếp địa. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V và một chiều có điện áp lớn hơn 110V và quy định những yêu cầu đối với nối đất và nối không.
Các cách đo điện trở đất
Có nhiều phương pháp đo điện trở suất của đất khác nhau. Dưới đây là một số hướng dẫn đo điện trở đất theo từng phương pháp phổ biến.
Phương pháp điểm rơi điện áp 62%
Hiện nay phương pháp điểm rơi điện áp 62% được cho là phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo đó, nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp này là truyền một dòng điện vào trong mạch đi lần lượt qua các điểm sau: đồng hồ đo – cọc nối đất – điện cực dòng – đồng hồ đo. Giữ khoảng cách điện cực xa nhau nhất có thể, trong đó điện cực dòng nên cách tối thiểu 10 lần chiều dài cọc nối đất được đo, và khoảng cách đó thường là 40m.
Đo điện trở tiếp địa 3 điểm (3P)
Phương pháp đo 3 điểm dùng đến 3 cọc điện cực, gồm có cọc chính và 2 cọc thử nghiệm độc lập về điện. Phương pháp này được áp dụng cho các hệ thống đo nhỏ, tức là diện tích bao phủ của hệ thống hẹp và hạn chế. Do đó, nó được thực hiện khá dễ dàng, ít yêu cầu tính toán để đưa ra kết quả. Bên cạnh đó, đo điện trở tiếp xúc đất 3P không dành cho các khu vực lớn, do không đáp ứng đủ các nhu cầu cho phép đo thực hiện được, chẳng hạn như ống dây dẫn cần dùng quá dài.
Đo điện trở nối đất 4 điểm (4P)
Thực hiện đo 4P là chuẩn bị bốn cực có kích thước nhỏ, dẫn vào đất ở cùng độ sâu với khoảng cách bằng nhau và theo cùng một đường thẳng. Kết quả sẽ được dẫn về thiết bị đo điện trở đất. Trong phương pháp này, cần lưu ý đến một số yếu tố về khoảng cách giữa các điện cực không quá gần, các vật dẫn khác trong đất và chất lượng đất.
Dùng ampe kìm đo điện trở đất theo phương pháp kẹp
Để áp dụng phương pháp kẹp, bạn cần chuẩn bị máy đo điện trở đất dạng kẹp. Cụ thể, bạn đặt hai kẹp vòng quanh dây tiếp đất đo và nối mỗi kẹp với dụng cụ đo. Trong đó, một kẹp đưa vào mạch vòng tiếp đất một tín hiệu biết trước (32V/ 1367Hz); kẹp kia sẽ đo dòng điện chảy trong mạch vòng. Nếu hệ thống tiếp địa được nối song song, bạn có thể dùng 2 ampe kìm cùng với máy đo điện trở tiếp xúc để tiến hành đo. Ưu điểm của phương pháp này là không cần ngắt hệ thống nối đất.
Máy đo điện trở cách điện
Điện trở cách điện là gì ?
Đây là thông số xác định mức độ an toàn của máy móc. Nó sẽ được đo bằng thiết bị đo điện trở cách điện, lấy số liệu giữa vỏ động cơ và hai đầu ra sử dụng. Thông số điện trở càng lớn, thì mức độ an toàn khi sử dụng động cơ càng cao. Dựa vào thông số này, người dùng sẽ đánh giá được tình trạng của các thiết bị điện cũng như sự thay đổi dòng điện theo thời gian.
Đo điện trở cách điện bao nhiêu là đạt ? - điện trở cách điện cho phép
Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn của thiết bị không nhất quán vì nó phụ thuộc kỹ thuật điện áp chịu đựng của vật dụng sử dụng. Song, đo điện trở cách điện tiêu chuẩn thường sử dụng 2 cấp cơ bản là cao và hạ áp. Cao áp thường là 1000V, 2500V hoặc 5000V dành cho thiết bị có điện áp cao và hạ là 500V dùng cho các thiết bị điện áp thấp.
Đo điện trở cách điện sử dụng thiết bị nào ?
Dụng cụ đo điện trở cách điện đòi hỏi tính chuyên dụng và độ chính xác cao. Do đó, thị trường đã đáp ứng bằng đồng hồ đo điện trở cách điện hay còn gọi là Megomet với điện áp đầu ra là 500V hoặc 1000V. Ngoài cách đo điện trở cách điện bằng megaohm, cách đo điện trở cách điện bằng đồng hồ vạn năng cũng tương đương hiệu quả như máy đo cách điện.
Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo điện trở cách điện
Dựa theo hướng dẫn đo điện trở cách điện chung sau đây, sẽ giúp bạn hiểu hơn cách đo điện trở cách điện an toàn:
Bước 1: Ngắt kết nối điện và mang đồ bảo hộ.
Bước 2: Kiểm tra kỹ đồng hồ đo điện trở cách điện xem có lỗi hư hỏng hay không, kiểm tra mức lần lượt các mức điện áp và chọn ra mức điện áp phù hợp.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ và bố trí đo đạc
- Phải sẵn sàng đồng hồ đo điện trở cách điện kèm theo vật liệu cách điện
- Xác định vị trí nối giữa máy đo và thiết bị cần đo
- Gắn một đầu của máy đo cách điện vỏ động cơ điện dòng AC, đầu còn lại gắn với công tắc nguồn.
- Tiến hành đo
Bước 4: Ghi lại kết quả đo
Mua máy đo điện trở bề mặt ở đâu ?
Thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các sản phẩm như máy đo điện trở đất kyoritsu 4105a, máy đo điện trở đất kyoritsu 4105ah, đồng hồ đo điện trở cách điện kyoritsu 3005a, đồng hồ đo điện trở đất kyoritsu 4105a...Làm thế nào để chọn mua đồng hồ đo điện trở đất hay máy đo điện trở cách điện chính hãng?
Tecostore tự tin là một điểm đến chất lượng, nơi khách hàng có thể tùy thích lựa chọn bất kỳ thiết bị đo điện trở nào, từ thiết bị kiểm tra điện trở đất, điện trở nối đất 4 ôm đến các loại đồng hồ đo điện trở cách điện. Sản phẩm 100% chính hãng và chính xác mua hàng đảm của chúng tôi chắc chắn làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.
Liên hệ ngay tới số hotline 0966580080 nhận tư vấn miễn phí cho sản phẩm máy đo điện trở của bạn nhé!